SAMOVAR .. trà kiểu nga

Có thể là hình ảnh về 3 người

Năm 1638, người Mông Cổ lấy trà làm cống phẩm cho Sa hoàng Mikhail I. Vài thập kỷ sau, trong công cuộc tìm kiếm và mở rộng lãnh thổ, người Nga đã lấy các mẫu trà từ Trung Quốc. Cho đến năm 1679, người Nga ký hiệp ước giao thương đổi trà lấy lông thú với Trung Hoa. Ngày nay, ở Nga, trà được coi là một thức uống “quốc dân” và gắn bó chặt chẽ với lối sống của người Nga. Các cuộc hôn nhân đã được sắp xếp, các giao dịch kinh doanh được ký kết, và những khác biệt được giải quyết chỉ bằng một tách trà.

Theo truyền thống, Trà được pha và đun nóng trong một chiếc Samovar bao gồm 3 bộ phận chính: 1 bộ phận đun (xưa bằng củi, than giờ bằng điện), 1 chiếc khay và 1 chiếc ấm. Bếp đun này sẽ đun một nồi nước lớn ở phần đáy, nồi nước ấy có thiết kế đặc biệt ở cái vung. Trên vung có một khay để đặt ấm trà đặc Zavarka với tỉ lệ 5 trà : 1 nước. Chiếc ấm bên trên – tên Chainik sẽ được làm nóng bằng hơi nước bốc lên từ nồi bên dưới. Phần đáy cũng được gắn vòi để lấy nước pha ấm trà bên trên hoặc pha loãng phần trà đặc.

Chủ nhà sẽ rót trà Zavarka vào cốc Podstakannik (loại cốc thủy tinh được đặt trong giá đỡ bằng kim loại) hoặc tách sứ và thêm nước nóng từ Samovar để pha loãng cho phù hợp với khẩu vị của khách. Trà thường dùng để pha là Hồng Trà. Người Nga sẽ dùng trà kèm với vài lát chanh, mứt, mật ong hoặc đường. Họ cũng ăn cùng đồ ăn nhẹ như Syrniki – bánh kếp phô mai dày được phục vụ với mứt; hoặc một loại bánh quy nhỏ làm bằng các loại hạt xay mịn, bơ, bột mì, và được lăn trong đường.

Ngày nay, ở Nga, trà thường được sử dụng là trà pha sẵn hoặc các loại trà túi lọc. Mặc dù Samovar ít được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nó vẫn là một biểu tượng mạnh mẽ của xã hội Nga, khơi gợi những cảm giác tích cực về sự ấm áp, thoải mái và đoàn kết.

NGỌC LINH

Published
Categorized as TEA.Crop
%d người thích bài này: